Với nhiều kiểu kiến trúc thiết kế khác nhau thì với trường phái kiến trúc cổ điển nó đã xuất hiện từ xa xưa và đến nay nó vẫn ảnh hưởng không hề thay đổi. Nhắc tới vẻ đẹp xa hoa, lộng lẫy hay quý tộc… thì hiện nay xu hướng thiết kế kiến trúc cổ điển vẫn là cái tên luôn được nhắc đến đầu tiên. Với sự đẹp đẽ nhưng phải thật tinh xảo chính những nguyên tắc khắt khe trong thiết kế thì thi công cho tới vật liệu hoàn thiện công trình nó mới tạo nên công trình mang vẻ đẹp hoàn mỹ nhất.
Xu hướng thiết kế kiến trúc cổ điển là gì?
Trước tiên muốn biết được xu hướng thiết kế kiến trúc cổ điển thì cẩn tìm hiểu xem kiến trúc cổ điển là gì nhé:
- Kiến trúc cổ điển có nguồn gốc kiến trúc Hy Lạp và La Mã cổ đại. Các phong cách kiến trúc cổ điển luôn khác nhau và được tồn tại nhiều ở thời kỳ phục hưng sau đó nhanh chóng ảnh hưởng bởi chiến tranh thế giới thứ 2 và cho đến nay nền kiến trúc này vẫn được giữ vững chưa phai mục.
- Kiến trúc cổ điển nổi bật với những họa tiết chằng chịt, hoa văn phù điêu đắp nổi và vô cùng tinh xảo, sự kết hợp giữa chất liệu, màu sắc được ăn ý, hài hòa với nhau làm nên vẻ đẹp huyền bí, có sức quyến rũ mãnh liệt, đặt biệt hơn là phải mang sự cân đối thì nó mới làm nên những công trình nghệ thuật đặc sắc.
- Không dừng lại kiến trúc bên ngoài mà nội thất bên trong vẫn giữ vững có sự chăm chút tỉ mỉ với những họa tiết cầu kỳ tăng thêm vẻ đẹp sa hoa sang trọng cho toàn bộ công trình.
Xu hướng thiết kế kiến trúc cổ điển gồm những loại điển hình như:
1. Xu hướng thiết kế kiến trúc cổ điển Pháp
- Xu hướng thiết kế kiến trúc cổ điển Pháp khảo sát qua lịch sử các phong cách kiến trúc ở phương Tây từ cổ đại đến hiện đại có thể thấy rằng nó là xu hướng hiện nay đa số mọi người hay dùng nhất. Hiện nay với kiến trúc cổ điển pháp nó góp phần bảo lưu, gìn giữ với các phong cách cổ điển xưa vừa góp phần sáng tạo để tạo ra những phong cách mới hết sức độc đáo và ấn tượng.
- Kiến trúc Pháp kế thừa những nét đẹp của kiến trúc cổ điển Hy Lạp – La Mã, nó là cái nôi chung cho kiến trúc châu Âu.
- Phong cách cổ điển Pháp hơi hướng vẻ đẹp thần thoại Hy Lạp – La Mã, với những kiểu “thức” căn bản: thức Doric, thức Corinth và thức Ionic, hay thậm chí có cả những kiểu thức tiến bộ của người La Mã như Toscan và Compozit.
- Lịch sử kiến trúc thế giới nói chung và lịch sử kiến trúc châu Âu nói riêng đã để lại rõ nét từng dấu ấn trên bước phát triển của mình trong kiến trúc Pháp.
- Các kiến trúc của pháp có thể xem là người đi đầu trong việc tạo dựng ra các nền kiến trúc mới trên cơ sở kết hợp nhuần nhuyễn giữa cổ điển Hy Lạp với bản sắc văn hóa Pháp. Sau đó những tinh hoa của kiến trúc này đã ảnh hưởng lan rộng tới cả Châu Âu và sang Việt Nam cũng bị ảnh hưởng lớn do lúc Pháp cai trị.
2. Xu hướng thiết kế kiến trúc cổ điển Châu âu
- Xu hướng thiết kế kiến trúc cổ điển Châu Âu vẫn mang lại vẻ đẹp của thần thoại kiến trúc Hy Lạp – La Mã, với những cột thức có những họa tiết phù điêu đắp nổi chi tiết, tỉ mỉ với những đường nét uyển chuyển nhưng không dày đặc.
- Tuy nhiên các thiết kế không buộc theo một khuôn mẫu hoặc kiểu dáng nhất định nữa nào đó nhưng thay vào đó là sự phá cách đầy sáng tạo, sự kết hợp chặt chẽ với không gian mang lại tính thực dụng cao nhất và có hồn nhất.
- Xu hướng thiết kế kiến trúc cổ điển Châu Âu nó đã xuất hiện khoảng thế kỷ 17, 18 và thể hiện rõ nhất ở Pháp. Trải qua những năm biến động và thăng trầm về thời gian, sự phát triển đã trải qua nhiều lối kiến trúc Ai Cập cổ đại, Lưỡng Hà và Ba tư, Hy Lạp, La Mã…
- Xu hướng thiết kế kiến trúc cổ điển Châu Âu vừa tiếp nhận những tinh hoa của những phong trào cũ và cải biến nó mang thêm dấu ấn đặc trưng của thời điểm lúc đó và đến hiện tại kiến trúc này vẫn ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều công trình khác nhau ở Việt Nam.
3. Phong cách kiến trúc cổ điển của ROMAN
- Xu hướng thiết kế kiến trúc cổ điển ROMAN luôn chú trọng sự hài hòa với môi trường xung quanh với những đặc trưng của bối cảnh thành phố nên gần gũi hơn.
- Những công trình với những vòm cong phía trên cửa sổ, những đường kẻ chỉ nhẹ nhàng, hàng thức cột, phù điêu đắp nổi… rất nhẹ nhàng nhưng đủ để giúp người xem cảm giác về sự cổ điển hài hòa với không gian xung quanh, giá trị Việt mà không quá xa đà, hay nhập nhằng khó hiểu.
- Xu hướng thiết kế kiến trúc cổ điển ROMAN mang tính đối xứng trong toàn bộ mặt đứng công trình để từ đó tạo nên những công trình đẹp chuẩn “Cổ Điển” giúp khách hàng hài lòng và ưng ý.
Bài viết đã cho thấy được xu hướng thiết kế kiến trúc cổ điển rất đa dạng nên khi muốn áp dụng cái nào thì cần tìm hiểu trước nhé.