Danh sách những thứ cần thiết cho ngôi nhà mới và cách bố trí nội thất

1
371
cách bố trí nội thất

Để việc dọn về nhà mới được hoàn mỹ nhất Nội Thất Trẻ Việt Nam chia sẻ với bạn danh sách những đồ cần thiết theo 3 nhóm từ bắt buộc phải có tới những đồ khá quan trọng khác, cùng kinh nghiệm sắm đồ và cách bố trí nội thất, mời bạn cùng tham khảo:

Những thứ cần thiết cho ngôi nhà mới và cách bố trí nội thất

Một căn nhà mới tinh tươm có thể khiến bạn bối rối khi có quá nhiều thứ phải chuẩn bị, chúng tôi sẽ giúp bạn bằng cách tổng hợp danh sách những thứ cần thiết nhất cho ngôi nhà mới để gia đình bạn sẵn sàng dọn vào ở mà không bỏ sót những đồ cần thiết:

Một số quan điểm thì cho rằng phòng khách là bộ mặt của căn nhà, bởi vậy cần chú trọng sắm nội thất phòng khách trước. Nhưng theo mình, trong không gian sống của mỗi gia đình, công năng thực sự quan trọng và cần thiết nhất chính là phòng ngủ và bếp nấu. Và mình sẽ liệt kê danh sách những món đồ từ quan trọng nhất.

Sắm nội thất cho nhà mới – Phòng ngủ

cách bố trí nội thất

1. Giường, chăn ga, gối, đệm

Giường ngủ là thứ không thể thiếu trong mỗi căn nhà, sau một ngày làm việc vất vả, bạn cần chiếc giường tốt để nghỉ ngơi lấy lại sức khỏe và tinh thần. Một ngày bạn dành 8 tiếng để ngủ, do vậy hãy chọn cho gia đình chiếc giường thoải mái.

Sẽ vô cùng đáng giá khi bạn đầu tư bộ giường ngủ chất lượng, chúng sẽ giúp gia đình bạn có thời gian nghỉ ngơi hiệu quả để đảm bảo sức khỏe. Có rất nhiều loại sản phẩm với kiểu dáng và đa dạng chất liệu phù hợp nhu cầu của người mua.

Một chiếc giường được làm bằng vật liệu tự nhiên sẽ tốt cho sức khỏe và thân thiện môi trường.

2. Tủ quần áo

Tủ quần áo cũng quan trọng không kém để duy trì sự gọn gàng, sạch sẽ. Sắm tủ áo thì phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của gia đình bạn cũng như kinh phí dự trù mà chọn loại sao cho phù hợp nhất.

Mua sắm nội thất phòng bếp

Không một căn bếp nào có thể thiếu tủ bếp, bạn cần có chỗ đặt bếp nấu, để các vật dụng, gạo, gia vị,….

cách bố trí nội thất

Bếp nấu

Tủ lạnh

Bộ nồi

Nồi cơm điện

Bộ bát, dao dĩa

Mua Thùng rác và dụng cụ vệ sinh

Đèn điện

Thông thường, sau phòng ngủ thì phòng bếp chính là nơi gia đình sử dụng nhiều nhất. Bởi vậy cần chú trọng trong việc chuẩn bị đồ đạc và cũng nên chọn loại có tuổi thọ lớn.

Trong một căn nhà mới, cách bố trí nội thất đèn điện cũng cần được chú ý khi sắm đồ vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt hàng ngày, nên chọn loại an toàn và tuổi thọ cao.

Những vật dụng cần thiết cho phòng khách

  1. Bộ bàn ghế
  2. Bộ ấm chén

Cách bố trí nội thất đối với căn nhà rộng rãi, gia chủ có thể thoải mái lựa chọn bày biện phòng khách theo sở thích, tuy nhiên nếu căn nhà nhỏ hoặc điều kiện kinh tế hạn chế, hãy đảm bảo bạn có lựa chọn thông minh nhất giúp đáp ứng tốt nhu cầu của gia đình.

cách bố trí nội thất

Một bộ sofa hài hòa là sản phẩm quan trọng nhất cho phòng khách, vừa tiện dụng lại mang lại sự sang trọng.

Một bộ bàn ghế ở không gian sinh hoạt chung vừa có thể tận dụng làm nơi ăn uống, vừa có thể tiếp khách, giúp ngôi nhà mới của bạn tiện nghi hơn. Tuy nhiên bạn cần nghĩ đến cường độ sử dụng để cân nhắc lựa chọn các món đồ cho nhà mới sao cho phù hợp kinh tế và nhu cầu sinh hoạt, tránh dư thừa.

Thiết bị phòng tắm

1 Toilet

2 Vòi tắm

3 Bồn rửa mặt và gương

Một vài nơi trong nhà mới bạn cũng cần chú tâm khi sắm đồ đó là không gian sinh hoạt hàng ngày như phòng tắm, vệ sinh,…

  1. Danh sách những thứ cần mua khi về nhà mới nhóm 2
  2. Điều hòa
  3. Bàn ăn
  4. Máy lọc nước
  5. Quạt
  6. Cây lau nhà
  7. Ổ khóa
  8. Tủ giày
  9. Ban thờ

III. Nội thất cần thiết cho nhà mới nhóm 3 – Những thứ bạn có thể cân nhắc xem gia đình có cần ngay không

  1. Bàn trang điểm
  2. Bàn ủi
  3. Lò vi sóng
  4. Thảm trải sàn
  5. Máy hút bụi
  6. Máy giặt

Đối với những căn hộ rộng rãi và có điều kiện kinh tế, ngoài những vật dụng quan trọng gia chủ có thể sắm thêm những sản phẩm nội thất đẹp, đồ décor bổ sung cho ngôi nhà thêm ấn tượng.

Sau khi hoàn thiện phần nội thất cơ bản, để đảm bảo cho nhu cầu thiết yếu của các thành viên trong gia đình, bạn có thể lên danh sách một số đồ trang trí. Hãy tập trung vào phong cách thiết kế , màu sắc, để lựa chọn những món đồ trang trí phù hợp.

Cũng nên tránh việc mua quá nhiều đồ không cần thiết, và đôi khi một bức ảnh gia đình lớn cũng có thể trở thành đồ trang trí ấn tượng cho ngôi nhà.

Ngoài ra, trong sinh hoạt hàng ngày cũng cần có không gian lưu trữ đồ đạc để nhà cửa luôn gọn gàng sạch sẽ, bạn có thể sắm thêm một số tủ kệ để đồ nếu có đủ không gian. Những món đồ trang trí cũng có thể tạo cảm hứng và năng lượng tích cực cho gia chủ.

Cách bố trí nội thất trong nhà cho gọn gàng

Cách bố trí nội thất trong nhà cần đảm bảo: Thuận tiện khi sử dụng, gọn gàng tiết kiệm không gian, hợp phong thủy. Ở khâu trên bạn đã chọn được cho mình món đồ nội thất phù hợp kích thước, kiểu dáng, việc còn lại bây giờ là chọn vị trí đặt tối ưu nhất. Dưới đây là một số phương án bạn có thể tham khảo, cả về cách sắp xếp lẫn phối hợp màu sắc.

Phòng khách

Phòng khách thường được bố trí gồm có tủ giày gần cửa ra vào, một bộ bàn ghế + bàn trà ở trung tâm phòng khách. Ngoài ra có thể có thêm kệ tivi, kệ để đồ trang trí, giá sách,….

Thông thường, bàn ăn cũng hay được bố trí liên thông với phòng khách. Và phòng khách thường được đặt gần ban công, cửa sổ,.. những vị trí có view đẹp.

Trong đó cách cách bố trí nội thất cho nhà nhỏ có phòng khác khiêm tốn diện tích là: Lựa chọn đồ có kiểu dáng đơn giản, chỉ chọn những đồ thật sự cần thiết. Nên bố trí không gian mở. Kê sofa sát tường hoặc sofa góc là giải pháp nên được cân nhắc lựa chọn. Đồ đạc nên chọn các tông sáng.

Phòng bếp

Đồ đạc cất gọn gàng vào tủ bếp sẽ giúp phòng bếp gọn gàng. Các kiểu tủ bếp thường được sử dụng đó là kiểu tủ chữ I ( thẳng), kiểu chữ L, chữ U. Tùy vào không gian bếp mà chọn loại phù hợp.

Khi sắp xếp nên có cách bố trí nội thất tủ lạnh gần chậu rửa thuận tiện khi sử dụng. Giá bát trên chậu rửa, hút mùi trên bếp nấu. Vị trí xa nhất thì bố trí đồ ít dùng đến hơn.

Phòng ngủ

Giường ngủ: Kê đầu giường sát tường, tránh đặt đầu giường gần cửa sổ, cửa ra vào. Ngoài ra có thể có thêm tủ áo, tủ đầu giường, bàn phấn hoặc kệ tivi. Rèm cửa sổ để tiện điều chỉnh ánh sáng.